Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2012

XU HƯỚNG QUẢNG CÁO 2012 - 2013

HCM và Hà Nội; là hai trung tâm kinh tế bất ngờ bị cấm và hạn chế các hoạt động quảng cáo ngoài trời, phương tiện công cộng, điều này đã làm doanh thu ngành quảng cáo bị sụt giảm đáng kể, một số công ty quảng cáo phải điều chỉnh hoạt động kinh doanh và các nhà quảng cáo cũng tìm kiếm các phương thức quảng cáo mới.
Không có ngoại lệ, ngành quảng cáo Việt Nam cũng đang chịu cùng một xu hướng đang diễn ra trên toàn cầu. Tương lai cuộc đối đầu gữa các công ty địa phương và các tập đoàn toàn cầu sẽ diễn ra trong cục diện vừa cạnh tranh và vừa hợp tác. Tại Việt Nam một công ty sẽ hợp tác với nhiều đối tác khác nhau để tìm kiếm và chia sẻ lợi ích và các công ty quảng cáo trong nước như Đất Việt, Golden, Stormeye… cũng bắt đầu liên doanh với các tập đoàn quảng cáo tạo thành hệ thống vệ tinh toàn cầu (Hub-agency). Chưa hết, Golden cũng mở rộng thành Tập đoàn quảng cáo Golden với 5 công ty con trực thuộc, Stomeye có một liên doanh với Tập đoàn WPP và 3 công ty con, Đất Việt cũng hình thành 4 công ty con.
 
Thêm một thực tế nữa khi đi sâu vào ngành quảng cáo chúng ta thấy rằng ngành quảng cáo Việt Nam đang bị chi phối rất lớn bởi công ty quảng cáo nước ngoài. Có khoản 78% công ty quảng cáo của Việt Nam (hình 2) nhưng chỉ chiếm được 20% doanh thu toàn ngành, còn lại 80% doanh thu là do các công ty quảng cáo nước ngoài, các văn phòng đại diện thu được, đây là nghịch lý “pareto” mà ngành quảng cáo Việt nam đang gặp phải. Giải thích cho lý do này là: thứ nhất là lịch sử phát triển ngành quảng cáo Việt Nam còn mới (chỉ hơn 10 năm phát triển), nên chúng ta chưa có trình độ công nghệ, chuyên môn và con người để hình thành nên những tập đoàn quảng cáo, thứ hai là xu hướng “khách hàng toàn cầu”, nghĩa là những tập đoàn quảng cáo đã ký hợp đồng dịch vụ với khách hàng của mình trên toàn cầu, và ở đâu có khách hàng thì các công ty quảng cáo này mở rộng đến đó để thực hiện dịch vụ quảng cáo, vì vậy các công ty quảng cáo địa phương sẽ không có cơ hội dành lấy những khách hàng lớn, thứ ba là do hầu hết công ty quảng cáo trong nước thực hiện “gia công” lại các ý tưởng và các chương trình quảng cáo từ các công ty quảng cáo nước ngoài, nên lợi nhuận và giá trị kinh tế không cao.
 
Về vấn đề đào tạo nguồn nhân lực ngành quảng cáo Việt Nam đang khó khăn đó là nguồn nhân lực có chất lượng. Người nước ngoài đang là những chuyên gia có ảnh hưởng và thành công trong lĩnh vực quảng cáo tại Việt Nam, họ đến từ những nước có nền quảng cáo tiên tiến. Trong ngành quảng cáo, do là ngành dịch vụ thiên về chất xám (kinh tế tri thức) nên việc quản trị và đầu tư vào con người (những cá nhân tài năng) là điều quan trọng. Điểm lại vị trí Giám đốc sáng tạo của 20 Công ty quảng cáo lớn nước ngoài đang kinh doanh tại Việt Nam thì kết quả cho thấy 100% Giám đốc sáng tạo là người nước ngoài, bên cạnh đó, 10 Công ty quảng cáo lớn và có lịch sử phát triển lâu do người Việt Nam làm chủ thì cũng có tới 80% là người nước ngoài giử chức danh này.
 
Cũng giống như Thái Lan 20 năm trước, ở Việt Nam các chức danh này phải do người nước ngoài đến từ các quốc gia có nền quảng cáo tiên tiến như Mỹ, Anh, Úc, Hong Kong, các nước khối EU…các vị trí nghề nghiệp khác trong công ty như: Dịch vụ khách hàng, thiết kế, mỹ thuật, kế họach truyền thông…thì do người bản xứ đảm nhận, nhưng các chức danh này lại không quan trọng và mức lương thấp rất nhiều lần so với chức danh sáng tạo. Lý do của vấn đề này thứ nhất là do chưa có một chuyên ngành đào tạo dài hạn, thứ hai là sự phát triển nền kinh tế còn thấp nên nhu cầu công việc lĩnh vực này chưa cao, dẫn đến chưa thúc đẩy xã hội xem đây là một ngành nghề thật sự, bảng 1 (ở bên dưới) chỉ cho thấy nhu cầu nhân sự sau 5 năm của các công ty quảng các nước ngoài tăng rất ít, phần lớn là do nhu cầu thị trường và chất lượng nguồn nhân lực. Hiện nay, những người làm việc trong lĩnh vực quảng cáo đa phần được đào tạo từ chuyên ngành thuộc khối kinh tế của các trường Đại học, ngành Báo chí và Ngành thiết kế mỹ thuật công nghiệp. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là sự chấp vá trong giai đọan đầu phát triển, công tác đào tạo vẫn còn bỏ ngỏ trong ngành quảng cáo và ít nhất vẫn phải cần một ngành đào tạo chính thốngnhư ở các nước trong khu vực đang làm trong 3 hay 5 năm tới.
 
Bảng 1: Nhân sự thống kê số lượng người của 10 công ty 100% vốn nước ngoài và liên doanh tại Việt Nam
Tên Công ty
2002
2003
2004
2005
2006
Công ty lien doanh (Joint venture)
Hakuhodo-SAC
14
14
21
23
23
McCann-Erickson
34
34
34
34
34
Saatchi&Saatchi Vietnam
27
27
27
27
27
Công ty vốn 100% nước ngoài (Foreign Owner (100%))
141 Vietnam
21
22
26
37
41
Asatsu DK Vietnam
16
18
18
18
18
Chuo Senko
27
25
24
30
40
Dentsu Vietnam
23
24
37
42
39
JWT (WPP)
49
47
57
57
57
Lowe Vietnam
22
22
31
31
31
O&M
40
42
42
42
42
Y&R Vietnam
19
19
19
19
22
Nguồn: Adarco Ltd/Advertising agency directory/Vietnam
 
Một nhân tố khác quan trọng cũng bị tác động mạnh mẽ là ngành truyền thông Việt Nam, ngành này là nền tản phương tiện cho các hoạt động quảng cáo, và hầu hết nguồn thu của các cơ quan truyền thông là từ dịch vụ quảng cáo. Hiện tại Việt Nam có hơn 600 cơ quan báo và tạp chí 67 kênh truyền hình (không kể các kênh truyền hình cáp và kỹ thuật số của nước ngoài), và hầu hết các tỉnh thành cả nước điều có đài phát thanh. Mặc dù số lượng các kênh truyền thông nhiều, nhưng quảng cáo Việt Nam vẫn tập trung vào các kênh truyền thông lâu đời và có sức ảnh hưởng công chúng mạnh. Hầu hết các kênh này là do quản lý trực tiếp nhà nước, và vì chúng ta chưa thể mở cho tư nhân làm chủ cơ quan truyền thông, nên các tờ báo và kênh truyền hình chủ lực ngoài nhiệm vụ chính trị, khai thác quảng cáo cũng là nhu cầu cấp thiết nhưng chính sách quản lý nhà nước và chất lượng chương trình kém làm cho việc khai thác kinh doanh về quảng cáo còn thấp.
 
Theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường TNS Media Việt nam đưa ra 70% ngân sách quảng cáo báo dành cho 5 báo và tạp chí có số lượng đọc giả lớn nhất nước là: Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Bóng Đá, Công An Tp.HCM và Tiếp Thị Gia Đình. Ở lĩnh vực truyền hình thì chỉ có 2 kênh truyền hình nắm 80% số tiền quảng cáo là HTV (Truyền hình Tp.HCM) và VTV (Truyền hình Việt Nam), và hai kênh quan trọng là HTV7 và VTV3. Nhìn vào bảng 2 ta thấy chi phí mà các thương hiệu chi cho quảng cáo phần lớn vẫn là truyền hình và báo, hiện nay hoạt động quảng cáo ở Việt Nam vẫn còn sơ khởi nên dựa và các kênh truyền thông đại chúng vẫn là lựa chọn có lợi nhất cho các thương hiệu. Tuy nhiên, hiện nay quảng cáo ở Việt Nam chi cho các kênh truyền thông vẫn còn rẻ hơn các nước lân cận khu vực. Ví dụ như một phim quảng cáo có thời lượng 30 giây phát sóng trên truyền hình ở Hong Kong là 32,000 USD, ở Thái Lan là 3,720 USD, Singapore là 3,216 USD, trong khi đó ở Việt Nam trung bình là 2,000 USD.
 
Bảng 2: Doanh thu quảng cáo trên kênh truyền hình và báo chí. ĐVT: triệu USD
Kênh Truyền Thông
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
(6 tháng đầu năm)
Truyền hình
70,794
81,218
92,516
131,483
165,800
224,302
196,152
Báo
36,866
42,948
55,245
66,297
77,485
88,230
136,447
Tổng cộng
107,660
124,166
147,761
197,780
243,285
312,532
332,599
 
 
 
 
 
 
 
 
Nguồn: TNS Media Vietnam-TV & Print AdEx
 
Dù gì đi chăng nữa thì ngành truyền thông phải hợp tác chặc chẻ với ngành quảng cáo, vì cả hai ngành này điều cần công chúng (audiences), cơ quan truyền thông cần công chúng thông qua chất lượng chương trình hấp dẫn, và chính lôi kéo công chúng làm phương tiện chính tạo nên nguồn thu cho sự tồn tại của các cơ quan truyền thông bên cạnh nhiệm vụ chính trị và xã hội. Mặt khác, công chúng ngày càng đòi hỏi nhiều hơn về chất lượng, sự sáng tạo ở các chương trình, và tìm kiếm những đột phá từ các chương trình đã và sẽ trở thành tiêu chính cạnh tranh của các kênh truyền thông giống như các nước khu vực và trên thới giới. Đối với công ty quảng cáo, việc đa dạng hóa chương trình nhằm lôi kéo công chúng sẽ là căn cứ quan trọng cho các quyết định quảng cáo, và việc chi tiền của các Nhà quảng cáo (advertisier). Theo xu hướng, các công ty quảng cáo sẽ hợp tác với các cơ quan truyền thông để sản xuất chương trình là một xu hướng đang diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam. Công ty Lasta hợp tác HTV sản xuất Trò chơi truyền hình (gameshow), làm phim truyện, hay Đất Việt hợp tác HTV trò chơi Chung Sức…về Thực tế Việt Nam các kênh HTV và VTV có tốc độ đổi mới chương trình tương đối tốt, hiện nay chỉ trên hai kênh này có hơn 40 chương trình gameshow và sự phân khúc mạnh mẽ công chúng thông qua hình thành các kênh truyền hình chuyên biệt cho thể thao, phim, ca nhạc…và 2 kênh này chiếm gần 80% doanh thu toàn ngành quảng cáo trên truyền hình tại Việt Nam.
 
3. Định hướng chiến lược phát triển
 
Ngành quảng cáo còn nhiều cơ hội phát triển, theo đánh giá chung của ngành quảng cáo, cứ chi tiêu cho quảng cáo của các nước phát triển là khỏan 3% trên GDP và những nước đang phát triển là từ 1% đến 2% của GDP (ví dụ như Trung Quốc, hiện tại GDP của họ là khoản 2000 tỷ USD thì doanh thu ngành quảng cáo hơn 21 tỷ (hơn 1%)). Trở lại thực tế Việt Nam, doanh thu ngành quảng cáo Việt Nam chỉ gần bằng 0,6% của GDP (300 triệu USD năm 2006 so với gần 60 tỷ của GDP), như vậy với tốc độ phát triển không ngừng của kinh tế, ngành quảng cáo Việt Nam sẽ còn đóng góp rất nhiều cho thu nhập quốc dân và xã hội. Tuy nhiên, để ngành này còn hướng xa và phát triển thật sự, chúng ta nên có những chiến lược toàn diện:
 
Thứ nhất; Mặc dù là một ngành còn khá non trẻ, vừa được hoạt động mạnh mẽ khi chính thức chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, và từ khi có pháp lệnh quảng cáo ra đời 2001 đã cơ bản có được hành lang pháp lý định hướng cho ngành quảng cáo phát triển. Tuy nhiên chúng ta cần có luật quảng cáo để chi phối toàn ngành, và luật quảng cáo liên quan luật báo chí, luật xuất bản, thương mại, doanh nghiệp, luật sở hữu trí tuệ, công ước quốc tế, cam kết khác của nhà nước …nên việc xây dựng cũng cần phải cân nhắc đến mối liên hệ này để vận hành luật trên thực tế phù hợp. Hiện tại Việt Nam các quy định về quảng cáo vẫn dựa trên pháp lệnh quảng cáo 2001, nhưng thực tế những quy định riêng của chính quyền từng địa phương vẫn quan trọng và chi phối, vẫn không rỏ ràng cái gì cấm và không cấm, có sự không thống nhất với nhau đã làm hạn chế sự đầu tư nước ngoài vào ngành quảng cáo cũng như sự phát triển chung của ngành.
 
Thứ hai; Xây dựng ngay giải pháp đào tạo thông qua một chuyên ngành chính thống ở một trường đại học, hay có thể thành lập trường chuyên ngành riêng như ở Mỹ, Anh, Hong Kong, Nhật, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan hay Singapore. Theo dự thảo kế họach phát triển ngành quảng cáo Việt Nam đến 2020 của Hiệp Hội Quảng Cáo Việt Nam, thì 1 trong 4 chương trình chính là xây dựng mô hình đào tạo nguồn nhân lực thích hợp với điều kiện Việt Nam. Thật vậy, ngành quảng cáo đòi hỏi đào tạo rất đặc thù, và dựa vào kinh nghiệm các nước chúng ta có thể xây dựng một chương trình đào tạo, và điều quan trọng là ngành quảng cáo có tính “địa phương” rất cao, và kinh nghiệm các nước cho thấy rồi người địa phương mới trở thành chuyên gia quảng cáo thật sự của địa phương đó. Vì vậy, đào tạo người Việt trở thành chuyên gia quảng cáo là điều không sớm thì muộn cũng trở thành tất yếu. Theo lộ trình của Hiệp Hội Quảng Cáo Việt Nam, đến 2020 sẽ có trường chuyên ngành, nhưng sự vận hành và cách thức tổ chức vẫn chưa có đề án, nên chăng có một cuộc thảo luận đóng góp mô hình trường từ các chuyên gia, có như vậy người sử dụng lao động sau đào tạo sẽ hiệu quả hơn.
 
Thứ ba; Thúc đẩy hơn nữa vai trò của hiệp hội quảng cáo cấp quốc gia (Hiệp Hội Quảng Cáo VIệt Nam) và các hiệp hội quảng cáo địa phương nơi có nền kinh tế diễn ra sôi động. Hiệp Hội Quảng Cáo Việt Nam phải hội nhập với khu vực Châu Á và Thế giới, thông qua các tổ chức này, sự chuyển giao kinh nghiệm, cách thức quản lý, nguồn nhân lực, công nghệ …sẽ làm cho ngành quảng cáo Việt Nam nhanh chóng phát triển về chất. Ví dụ ngành quảng cáo Thái Lan hàng năm họ tổ chức Adfest (festival quảng cáo) vào trung tuần tháng 3, khi đó họ quy tụ tất cả các tác phẩm quảng cáo hay của khu vực châu Á về dự thi và triễn lãm, có hàng ngìn chuyên gia tham dự và chia sẻ những kinh nghiệm thành công. Sự kiện như vậy rất cần có ở Việt Nam, và chỉ có Hiệp Hội Quảng Cáo mới có thể tổ chức được vì họ có đủ chức năng tranh thủ sự ủng hộ của nhà nước và doanh nghiệp trong ngành.
 
Một trách nhiệm khác mà Hiệp hội cần làm là huy động các nguồn lực xã hội xây dựng chương trình học bổng ở nước ngoài cho các tài năng trẻ, họ sẽ là nguồn lực hạt nhân cho quá trình phát triển ngành này tại Việt Nam. Kinh nghiệm Thái Lan và Hàn Quốc cho thấy, hàng năm họ cử sang Mỹ và EU hàng trăm học viên thông qua học bổng, để đào tạo các ngành thiết kế sáng tạo, quảng cáo, và truyền thông. Cách làm này đã đưa Thái Lan sau 20 năm có thể xây dựng được một đội ngũ nhân lực ngành quảng cáo có đẵng cấp quốc tế, tương tự Hàn Quốc cũng vươn lên trở thành một quốc gia có trình độ thiết kế mỹ thuật công nghiệp, sáng tạo, và quảng cáo sánh ngang Nhật Bản.
 
Nói tóm lại, nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ của Việt Nam chắc chắn sẽ kéo theo sự phát triển của ngành quảng cáo. Là một ngành kinh tế tri thức và đóng góp rất lớn trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu không chỉ của các sản phẩm, mà còn cả thương hiệu quốc gia. Hàng năm ngành này còn thu nhận và giải quyết rất nhiều việc làm cho xã hội, vì vậy một giải pháp phát triển toàn diện cho ngành này là cần thiết. Một mặc là giúp chính phủ có thể quản lý ngành này hiệu quả trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hội nhập với thế giới, mặc khác giúp cho ngành này có được sự đầu tư và phát triển phù hợp với nhu cầu quảng bá và xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp, trong bối cảnh cạnh tranh và quảng cáo như là một công cụ tất yếu.